Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Cùng tìm hiểu đèn Flash có hại cho trẻ hay không ?

Đèn flash có hại cho mắt trẻ con không là lo lắng của rất nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa mắt bác bỏ khả năng gây bệnh của loại đèn này.

Đèn flash có hại cho mắt trẻ con không?
Câu chuyện về tai nạn của bé trai 3 tháng tuổi lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội ở Trung Quốc khiến nhiều phụ huynh hoang mang lo lắng.

Theo đó, bố mẹ cậu bé nhận thấy khả năng nhìn của con bị ảnh hưởng sau khi được chụp ảnh. Người chụp ảnh đã quên không tắt flash khi chụp hình cho cậu bé ở khoảng cách gần 25 cm. Bác sĩ địa phương cho biết em bé phải chịu những tổn thương mắt không thể khắc phục do đèn flash của máy ảnh.

Bác sĩ Hoàng Cương, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương cho rằng, trên thực tế kết luận đèn flash máy ảnh làm ảnh hưởng mắt trẻ con là không thỏa đáng, khó thuyết phục giới chuyên môn cũng như hệ thống pháp lý. Ông cho rằng, mắt trẻ con 3 tháng tuổi có thể nhìn kém do rất nhiều nguyên nhân, không chỉ vì đèn flash máy ảnh.

Theo bác sĩ Cương, có vô số bệnh bẩm sinh, viêm nhiễm, chấn thương mắt và não gây mù cho trẻ con mà cha mẹ không thể phát hiện được bằng cảm tính. Bác sĩ nếu không được đào tạo bài bản, thiếu phương tiện chẩn đoán cũng rất dễ bỏ qua việc chẩn đoán sớm.

Bức ảnh chụp cháu bé Trung Quốc cho thấy mắt bé nhắm với rất nhiều mủ vàng bám ở mi mắt giống như một viêm nhiễm cấp tính của bề mặt nhãn cầu.

Bác sĩ cho biết, flash là phương thức kích thích bằng ánh sáng dùng trong chụp ảnh, ứng dụng trong một số kỹ thuật thăm dò chức năng mắt và thăm khám mắt hàng ngày. Flash giúp định thị tốt, lấy ảnh nét khi chụp hình.

Với ngành nhãn khoa - thần kinh, flash tạo xung kích thích lên võng mạc giúp cho việc thăm dò chức năng của võng mạc và đường dẫn truyền thị giác.

“Trong khám mắt, bác sĩ dùng kỹ thuật flash để thử phản xạ đồng tử, tìm hiệu ứng Tyndall tiền phòng… Đèn flash khác rất nhiều với bom ánh sáng gây choáng của các võ sĩ ninja hay lực lượng đặc nhiệm.

Loại vũ khí bom ánh sáng gây choáng thị giác, xây xẩm trong tích tắc giúp bắt giữ, lẩn trốn hoặc tiêu diệt thủ phạm dễ dàng hơn nhưng không gây mù vĩnh viễn cho ai”, bác sĩ Cương nhấn mạnh.

Trong các loại ánh sáng gây hại cho mắt thì tia xạ do những vụ nổ hạt nhân hay nguyên tử là kinh khủng nhất. Tia tử ngoại hay còn gọi là tia UV có trong phổ ánh sáng mặt trời, bỏng tia hàn - một dạng bỏng tia U,  tuy không làm chói mắt nhưng gây hại khôn lường cho mắt. Tia X, tia hồng ngoại, tia laser có thể gây hại cho mắt tùy theo hoàn cảnh, thời gian và liều lượng phơi nhiễm.

Bác sĩ Cương khuyến cáo: "Đèn laser có thể gây bỏng võng mạc, không nên cho trẻ em dùng đèn bút laser chơi đùa tự chiếu vào mắt mình hoặc vào mắt nhau".

Riêng với đèn flash máy ảnh, ông cho rằng không nên dùng đèn flash ở cự ly dưới 1 m khi chụp cho trẻ nhỏ, chủ yếu để tránh gây sợ hãi và choáng thị giác cho bé hơn là gây hại cho võng mạc.

Thay vì lo lắng vấn đề chụp ảnh bé có flash, bác sĩ khuyên cha mẹ hãy lưu ý để phát hiện sớm những bệnh gây mù chu sinh, bẩm sinh cho bé trong năm đầu chào đời. Phát hiện dị tật hay bệnh lý cơ quan thị giác ở trẻ dưới một tuổi là điều không dễ dàng, ngay cả với các bác sĩ chuyên khoa. Do đó bệnh thường được phát hiện muộn.

Cha mẹ cần chú ý cho con uống vitamin A và tiêm chủng đầy đủ, phát hiện sớm các dị tật và bệnh lý mắt, tránh tai nạn và thương tích cho trẻ.


Biện pháp hữu hiệu để bảo vệ đôi mắt của trẻ
1. Giảm mọi căng thẳng của mắt

Không thức quá khuya để đọc sách - nhất là học sinh cấp I và những em có thị lực kém. Hạn chế thời gian xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính… và phải ngủ đủ giấc. Không đọc sách truyện có chữ hoặc hình ảnh lem nhem, chữ quá nhỏ.

2. Cải tiến các phương tiện phục vụ học tập

Kích cỡ bàn ghế phải phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng, sách vở học tập phải được in rõ ràng và sáng sủa, dễ đọc.

3. Chế độ nghỉ ngơi mắt hợp lý

Khi học ở nhà, nên cho trẻ nghỉ giải lao 5-10 phút sau mỗi giờ học. Không xem tivi quá 45-60 phút, không nên ngồi quá gần hay quá xa màn hình. Hạn chế chơi game trên máy tính hoặc trên tivi, việc này không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp trẻ dành nhiều thời gian cho việc học. Có thể luyện cho trẻ nhìn vào một điểm ở xa để giúp mắt thư giãn.

4. Ngồi học phải giữ đúng tư thế

Nên cho trẻ ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại với 2 bàn chân để sát nền nhà, đầu hơi cúi khoảng 10 - 15 độ. Không được cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học. Luôn để mắt xa sách vở với một khoảng cách thích hợp: khoảng cách đo từ chỗ đầu ngón cái (hoặc ngón trỏ cong lại) đến cùi chỏ ở HS cấp THPT là 35 cm, tương ứng 30cm, 25cm ở HS cấp THCS và cấp tiểu học.

5. Khám mắt định kỳ

Nên cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở chuyên khoa hoặc khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau: nhìn xa không rõ, thấy chữ viết hoặc hình vẽ trên bảng mờ mờ, hay quay hoặc nghiêng đầu, nheo mắt, che một mắt để nhìn, cúi đầu sát xuống cuốn sách hay bàn học khi đọc hoặc viết, chớp hay dụi mắt một cách không bình thường.

6. Chú ý bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ cho mắt

Nên cho trẻ ăn nhiều rau quả có màu vàng, lá xanh đậm để bổ sung các vitamin cần thiết cho mắt luôn hoạt động tốt. Ngoài ra, các thuốc bổ mắt cũng chứa các vitamin này và nhiều dưỡng chất khác, chẳng hạn chất chondroitin được chiết suất từ sụn vi cá mập thiên nhiên rất tốt cho mắt.

Thành phần sụn vi cá mập thiên nhiên không chỉ giúp duy trì độ trong suốt của thủy tinh thể và giác mạc mắt, mà còn tăng tính đàn hồi của thấu kính và thể mi giúp mắt luôn điều tiết tốt, hạn chế tình trạng mỏi mắt, hoa mắt, nhìn mờ của trẻ trong học tập và sinh hoạt.

7. Phát hiện sớm

Phát hiện sớm tật khúc xạ và tuyên truyền phòng chống tật khúc xạ học đường là việc làm cần thiết để góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng học tập cũng như sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục sức khỏe và bảo vệ đôi mắt cho các em tuổi học đường.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

7 lợi ích khi mua giường tầng cho căn phòng của bé

Trong cuộc sống ở môi trường đô thị hiện nay rất khan hiếm về môi trường sống cho con người. Với mỗi căn phòng có diện tích nhỏ hẹp ở chung cư thì giường tầng cho trẻ em là lựa chọn thích hợp nhất. Với thiết kế bắt mắt, tiện dụng , sử dụng chất liệu gỗ siêu bền là lựa chọn của rất nhiều bậc phụ huynh cho con em.

Những bộ đồ nội thất được thiết kế linh hoạt và sáng tạo luôn mang lại cảm giác thích thú cho trẻ em và ngay cả các bậc phụ huynh  cũng không phải ngoại lệ, những món đồ nội thất nhiều tính năng và tiện lợi luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong gia đình

Không ai không ấn tượng bởi những thiết kế với kiểu dáng đẹp, phong cách mát mẻ và sự đa năng của một chiếc giường 3 tầng hay giường 2 tầng mang lại? Bạn có bao giờ nghỉ rằng chỉ với một chiếc giường tầng bé yêu của bạn đã có những tưởng tượng tuyệt vời dành cho nó. Đó có thể là buồng lái của một chiếc máy bay, một tấm thảm bay hoặc bên trong của một tàu vũ trụ Star Wars. bé có thể bay lên khỏi những cuộc phiêu lưu mới bất cứ lúc bằng các leo lên các bậc thang và ngồi ở giường trên. Thật tuyệt vời với một chiếc giường ngủ như thế!

Tầng phía dưới là cho bé cùng bạn bè ngồi nói chuyện,  nghe nhạc hoặc chơi một trò chơi. Nhiều bé còn muốn sắp xếp chăn mền theo sở thích của riêng mình, tạo cho mình một chổ ngủ tuyệt vời nhất

Là đồ nội thất phòng ngủ tuyệt vời nhất dành cho nhiều bé cùng sử dụng và cũng cực kỳ lý tưởng ngay cả khi bạn chỉ có một đứa trẻ ở nhà. Với một bộ giường ngủ bạn đang đem lại cho họ cuộc phiêu lưu. Mọi người đều biết rằng trẻ em có thể dễ dàng cảm thấy buồn chán và việc thay đổi nơi bé ngủ mang lại rất nhiều niềm vui cho các bé ở mọi lứa tuổi.


7  tính năng thực tế của giường tầng trẻ em sẽ mang lại những sự hấp dẫn dành cho các bậc phụ huynh
1. Tăng khả năng lưu trữ đồ dùng cá nhân cho bé ở phòng(quần áo, gấu bông, đồ dùng…)
2. Tiết kiệm không gian thiết kế nội thất (bạn sẽ có thểm nhiều sự lựa chọn cho các đồ nội thất khác)
3.Giá cả phải chăng
4. Kết cấu giường chắc chắn mạnh mẽ
5. Giường tầng thân thiện hấp dẫn đối với bé
6. Các tính năng an toàn đặc biệt
7. Sử dụng linh hoạt
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã giường tầng đẹp mắt, chắc chắn cùng những nhãn hàng nổi tiếng như Acme, Suri…Bạn có thể lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào mà mình yêu thích nhất. Hãy cố gắng mang lại cho bé chiếc giường tầng với độ linh hoạt cao, chắc chắn và an toàn

Nếu độ bền và kết cấu mạnh mẽ là những tính năng quan trọng nhất mà bạn đang tìm kiếm khi lựa chọn giường tầng, thì các lựa chọn khác như chất liệu cũng cực kỳ quan trọng, nhưng theo quan điểm của chúng tôi một chiếc giường tầng bằng gỗ thực sự là món quà tuyệt vời dành cho bé.
Như vậy, các bạn đã biết những tác dụng của một chiếc giường tầng. Quả thật giường tầng sẽ là giải pháp tiết kiệm không gian hợp lý nhất cho căn phòng có 2 bé hiện nay. Các bạn có thể xem thêm các mẫu giường tầng đẹp mắt nhất tại đây

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Cảm cúm khi mang thai nguy hiểm như thế nào với trẻ?

Cảm cúm đối với phụ nữ trong thời kì mang thai sẽ để lại nhiều biến chứng rất nguy hiểm cho bé  Khi sinh con bị dị dạng như: sứt môi, hở hàm ếch, thừa ngón tay, chân…

Trước khi mang bầu, các bà mẹ thường phải tiêm phòng cúm và sởi rubella. Những người chưa tiêm thì căng thẳng như trên đống lửa. Vậy, sốt virus, sởi rubella nguy hiểm như thế nào với bà bầu?

Hậu quả đau lòng

Theo BS chuyên khoa I: Vũ Văn Quế, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định, khác với cảm lạnh thường nhẹ, không lây, không để lại di chứng; cảm cúm rất nguy hiểm, lây lan rất nhanh thành dịch và có thể gây dị tật cho thai nhi.

Với bà bầu, khi sốt cao trên 38 độ C mà do nguyên nhân nhiễm trùng như nhiễm vi khuẩn, virus cúm, rubella… có thể tấn công trực tiếp vào thai nhi gây nhiều biến chứng đáng lo ngại. Nếu nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C, sốt cao kéo dài thì hết sức nguy hiểm và có thể là một dấu hiệu báo trước mẹ bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây dị dạng, dị tật ở con. Do vậy, nhiều trường hợp các bà bầu đã phải bỏ thai nhi chỉ vì không may mắc cảm cúm, sốt virus.


Lý giải về sự nguy hiểm của bệnh do virus, các nghiên cứu khoa học cho thấy: Các bệnh nhiễm trùng do virus có thể là cấp tính, mạn tính, tiềm tàng hoặc nhiễm trùng chậm và cũng có thể gây ung thư. Khi virus nhân lên bên trong tế bào, nhiễm sắc thể của tế bào có thể bị gẫy, bị phân mảnh hoặc có sự sắp xếp lại, gây ra hậu quả sau nhiễm virus. Sự sai lệch nhiễm sắc thể thường gây ra tai biến cho thai nhi ở phụ nữ có thai trong những tháng đầu.

Phụ nữ có thai mắc cảm cúm có thể sinh con bị dị dạng như: sứt môi, hở hàm ếch, thừa ngón tay, chân…

Mặc dù bệnh nguy hiểm vậy song phần lớn các thuốc tân dược hiện nay đều chỉ làm giảm các triệu chứng của cúm: thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc chống ngạt mũi, thuốc chống dị ứng để giảm ho, và giảm tiết chất nhày, thuốc xịt co mạch để dễ thở… Sau khi sử dụng, các triệu chứng của bệnh giảm rất nhanh, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng thực tế, trong cơ thể các virus gây ra cúm vẫn còn tồn tại và phát triển. Sau 2-4 giờ, người bệnh lại cảm thấy uể oải, mệt mỏi, ngạt tắc mũi, chảy mũi… như khi chưa dùng thuốc. Trong lúc ấy, hệ miễn dịch của cơ thể vẫn tiếp tục làm việc để tiêu diệt virus. Thời gian trung bình các kháng thể tiêu diệt hoàn toàn virus cúm thường kéo dài hàng tuần. Do đó người mắc cúm chỉ khỏi hoàn toàn sau khoảng 10 -14 ngày. Nhưng hậu quả virus tàn phá các cơ quan nội tạng làm người bệnh mệt mỏi, chán ăn, suy giảm sức đề kháng, cảm giác khó chịu kéo dài hàng tháng làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc.

Sử dụng thuốc gì để điều trị?

Theo Ths - Bs Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa đông y bệnh viện 108, y học hiện đại chưa có thuốc điều trị triệt để các bệnh do virus gây ra, lý do cơ bản là các virus gây bệnh có khả năng tự biến đổi liên tục để kháng thuốc. Việc điều trị chủ yếu vẫn tập trung vào chữa các triệu chứng, hỗ trợ chức năng sống và nâng cao chức năng hệ miễn dịch. Bệnh chỉ khỏi hoàn toàn khi các virus bị tiêu diệt hết trong cơ thể. Tuy nhiên, gần đây xu hướng sử dụng tinh chất tự nhiên cho thấy có hiệu quả cao trong các bệnh virus và an toàn hơn với sức khỏe người bệnh.

Theo một công trình nghiên cứu mới đây về trị bệnh cúm và các bệnh do virus được thực hiện bởi BV Đa khoa huyện Hải Hậu - Nam Định, qua theo dõi sử dụng sản phẩm viên uống KOVIR cho thấy: trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai dùng Kovir giúp nâng cao sức đề kháng, ít mắc các bệnh do vi khuẩn, virus hơn so với những người không sử dụng.

Được biết, viên uống KOVIR kết hợp độc đáo chế phẩm sinh học sữa non bò và tỏi tươi, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể rất nhanh chóng và hiệu quả nhờ khả năng cung cấp các yếu tố miễn dịch trực tiếp và công nghệ bào chế đặc biệt giúp hoạt chất hấp thu nhanh.

Nhiều người chia sẻ khỏi hẳn triệu chứng các bệnh do virus như cảm cúm, đau mắt đỏ, thủy đậu, sốt phát ban sau lần uống đầu tiên. Đáng chú ý, viên uống KOVIR đặc biệt có hiệu quả cao với các trường hợp ho. Điều trị bằng KOVIR có thể dứt điểm hẳn cơn ho do viêm họng, ho do dị ứng thời tiết, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi

Tất cả các trường hợp được dùng Kovir thấy triệu chứng mệt mỏi hết nhanh (sau 3 ngày điều trị) bệnh nhân thấy đói, ăn ngon miệng (thường sau 2 hoặc 3 ngày dùng thuốc). Đáng chú ý, KOVIR có mùi dễ chịu, dễ uống cả đối với trẻ em, người già. Theo kinh nghiệm của các bác sỹ nhi, điều này rất quan trọng vì bệnh nhân trên 2 tuổi đến 15 tuổi chiếm 30,9%; bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm 25,5%.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Những trò chơi mà trẻ sơ sinh yêu thích nhất

Các trò chơi này sẽ giúp trẻ sơ sinh tăng cường trí thông minh và các hoàn thiện các kỹ năng xã hội mới hình thành của bé.

1. Trò chơi ú òa

Khi em bé của bạn tầm 4-5 tháng tuổi, bé sẽ bị thu hút khi khuôn mặt của bạn bất ngờ xuất hiện từ phía sau bàn tay. Tầm 6-8 tháng, bé sẽ chơi cùng, cũng trốn đi và sau đó cười khúc khích khi bị bắt gặp.

Vì sao trò này lại hay: Bé đang học một bài học quan trọng trong việc nhận biết sự tồn tại của một hình ảnh thân quen với mình. “Một trẻ sơ sinh thường không nhận ra mọi thứ tiếp tục tồn tại sau khi biến mất" - Tiến sĩ Charles Nelson, giáo sư khoa nhi tại Trường Y Harvard cho biết - "Các bé rất thích các yếu tố bất ngờ. Bạn biến mất và xuất hiện trở lại, điều đó khiến con vui thích và dạy con rằng mọi thứ đều trở lại, điều đó sẽ giúp con đối phó với sự lo lắng của mình sau này."

Cách để chơi tốt hơn: Giữ một tấm chăn giữa bạn và con. Việc này sẽ cho bé thêm một bài học về kiểm soát cơ thể - bé phải lên kế hoạch loại bỏ tấm chăn, với lấy nó và kéo nó ra để tìm được bố mẹ.

2. Trò vuốt và vỗ tay cùng một bài thơ

Đầu tiên, bạn nên đặt bé ngồi vào lòng và lặp lại bài thơ có vần điệu khi vỗ hai tay vào nhau. Khi đến bé được 8-9 tháng, bé sẽ có thể tự mình vỗ tay theo.

Vì sao trò này lại hay: “Trò chơi vừa vuốt vừa vỗ tay và đọc thơ là một bài tập về nhịp điệu và sự phối hợp rất tốt cho trẻ sơ sinh” - Tiến sĩ, Vicki Panaccione, nhà tâm lý học trẻ em và là người sáng lập Viện Trang bị kỹ năng nuôi dạy con, tại Melbourne, Florida nói – “Nó cũng giúp bé phát triển nhận thức không gian, khi bé phát hiện ra nơi để đặt bàn tay của mình. Khi con bạn có thể tự ngồi lên, bé sẽ tham gia nhiều hơn trong các trò chơi, cải thiện việc giữ thăng bằng và khả năng tập trung của mình”.

Cách để chơi tốt hơn: Nếu bạn muốn con phát triển vận động, dạy con đưa tay trái của bé sang trái của bạn, đưa tay phải của bé sang bên phải của bạn. Học để vượt qua ranh giới vô hình giữa bên phải - bên trái là một kỹ năng vận động phức tạp, khi con đã có thể thực hiện việc đó một cách thành thạo thì điều đó đồng nghĩa với việc bé sắp đón sinh nhật đầu tiên của mình.

3. Trò nhún nhảy

Ngay khi con của bạn giữ được đầu, đặt bé ngồi trên đùi của bạn. Rung nhẹ chân bạn hoặc nâng bé nhẹ nhàng trong khi bạn hát hoặc đọc một bài thơ. Bé sẽ rất ngạc nhiên khi bạn đột ngột dừng lại và sẽ háo hức chờ đợi để tiếp tục được bạn lắc lư một cách đầy phấn khích.

Vì sao trò này lại hay: Một bài thơ hoặc bài hát sẽ là một bài học ngôn ngữ tuyệt vời cho bé. “Tiếp xúc với ngôn ngữ là rất quan trọng. Trẻ càng nghe nhiều càng tốt, vì điều đó sẽ giúp trẻ sẽ sớm biết cách giao tiếp hơn”, Tiến sĩ Jim Elicker, Giám đốc Chương trình Giáo dục sớm tại Đại học Purdue ở West Lafayette, Indiana cho biết.

Cách để chơi tốt hơn: Khi con bạn lớn hơn, bé sẽ bắt đầu dự đoán từ tiếp theo trong vần điệu. Đó là một dấu hiệu đánh dấu sự phát triển nhận thức của bé về khả năng ghi nhớ, xử lý và thích ứng. Tiến sĩ Elicker khuyên rằng, có thể bé rất vui nhưng bố mẹ hãy dừng lại ngay khi bé tỏ ý không muốn chơi nữa.

4. “Đâu là mũi của mẹ?”

Bạn có thể bắt đầu chơi trò chơi này bất cứ lúc nào, nhưng con bạn chỉ có thể chơi khi bé 3 hoặc 4 tháng tuổi. Hãy bắt đầu đơn giản bằng cách hỏi: “Mũi của mẹ đâu?” sau đó chỉ vào mũi và nói: “Nó đây này!”. Lặp lại như vậy vài lần trước khi đi vào các phần khác trên khuôn mặt và cuối cùng là bộ phận cơ thể.

Vì sao trò này lại hay: Con bạn được khám phá thế giới bằng cách bắt đầu ý thức về bản thân mình: “Nhận thức không gian là một kỹ năng phát triển quan trọng, và nhận thức cơ thể nên được dạy cho trẻ trước tiên” - Tiến sĩ Dee Acklie, giám đốc giáo dục đặc biệt tại Đại học Saint Mary, Omaha (Mỹ) cho biết.

Cách để chơi tốt hơn: Khi bé bắt đầu hiểu mọi thứ đều có tên gọi, hãy khuyến khích bé tự chỉ. Lúc đầu, con chỉ thể hiện sự quan tâm đến bạn, chỉ vào mũi của bạn thay mũi của mình. Nhưng chẳng bao lâu sau, bé sẽ tự chỉ vào các bộ phận đó trên cơ thể mình và gọi tên chúng một cách chính xác.


5. “Con mèo nói gì?”

Hỏi con về tiếng kêu của các loài động vật khác nhau, sau đó bạn tự mình trả lời, tạo ra âm thanh phóng đại về tiếng của loài động vật đó. Những âm thanh đó sẽ thu hút ngay cả với trẻ sơ sinh. Tầm 4-5 tháng tuổi, bé sẽ cố gắng bắt chước âm thanh tương tự.

Vì sao trò này lại hay: Trò này dạy cho con cách bắt chước những người xung quanh. “Mặc dù mọi người làm điều đó một cách tự nhiên, sự bắt chước theo của bé là vô cùng quan trọng, cả về tình cảm và nhận thức”, Tiến sĩ Elicker chia sẻ. Khi bạn kêu “meo meo” lại sau khi hỏi “Con mèo kêu thế nào nhỉ?”, bé nhận ra bạn có quan tâm đến bé và phát hiện ra hành động của mình được đáp lại. Những âm thanh cơ bản – rống, hí, kêu – được coi như một bước phát triển ngôn ngữ của bé.

Cách để chơi tốt hơn: Trò chơi sẽ hiệu quả và thú vị hơn nếu bạn sử dụng một cuốn sách với hình ảnh các con vật khi bạn tạo tiếng kêu của con vật đó, vì qua đó em bé của bạn sẽ có sự kết nối giữa âm thành – hình ảnh nhạy bén hơn.
Xem thêm các đồ chơi trẻ em giúp bé phát triển giác quan tốt nhất tại : http://bibomart.com.vn/be-choi-ma-hoc-c131.html

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

10 lí do mà mẹ nên cho bé ăn ổi mỗi ngày

Ổi là thực phẩm rất thông dụng ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, đây là thức ăn ngon mà bổ dưỡng. Nhưng hầu hết các bà mẹ đều cho rằng ổi rất nóng và không nên cho con ăn ổi. Đó là một quan niệm sai lầm. Ổi có những công dụng kì diệu với sức khỏe người lớn cũng như trẻ em.


1. Cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ

Ổi là một trong những thức quả có lượng vitamin C khổng lồ, thậm chí nhiều gấp 4 lần quả cam. Đây có thể là thông tin khiến nhiều bà mẹ “ngã ngửa”. Tuy nhiên, đấy là sự thật.
Trong ổi chứa lượng vitamin C gấp 4 lần quả cam
Vitamin C có liên kết chặt chẽ với khả năng miễn dịch và bảo vệ trẻ chống lại nhiễm trùng cùng các mầm bệnh.



2. Trị táo bón

Ăn ổi không hề gây táo bón cho trẻ mà thậm chí còn trị táo bón. Ăn 1 quả ổi có thể đáp ứng 12% lượng chất xơ cơ thể trẻ cần trong một ngày. Ăn ổi hàng ngày đương nhiên giúp trẻ tăng chất xơ trong cơ thể và giảm táo bón hiệu quả.

3. Tốt cho não bộ trẻ

Ôi có chứa rất nhiều Axit Folic, vitamin B9 – những loại vitamin và khoáng chất hàng đầu giúp phát triển hệ thần kinh và bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi rối loạn thần kinh. Ngoài ra, viamin B3 và B6 có trong ổi còn giúp cải thiện lưu thông máu đến não và thư giãn các dây thần kinh của trẻ.

4. Giảm nguy cơ ung thư

Chất lycopene có trong ổi đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cơ thể kích hoạt phát triển ung thư. Có bằng chứng rõ ràng cho thấy dịch chiết từ ổi có thể ngăn ung thư tuyến tiền liệt ở bé trai và ung thư vú ở bé gái.

5. Tốt cho trẻ bị tiểu đường

Tác dụng chống bệnh tiểu đường của ổi đã được đề cập từ lâu trong y học Trung Quốc. Một nghiên cứu cho thấy, uống nước ép ổi giúp giảm đáng kể lượng đường huyết trong máu.


6. Bảo vệ tim

Nếu muốn chăm sóc cho hệ tim mạch của con thật tốt, đứng quên cho bé ăn ổi. Ổi giúp cải thiện sự cân bằng natri và kali trong cơ thể, giúp giảm mức cholesterol xấu rất hiệu quả.

7. Giúp trẻ thư giãn

Magiê có trong ổi giúp thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp. Với những em bé hay bị căng thẳng, quấy khóc, ăn ổi để thư giãn chắc chắn là một ý tưởng tốt.

8. Chống béo phì cho trẻ

Trẻ béo phì rất nên ăn ổi. Có lẽ đây là một “bí mật” rất đáng giá cho những mẹ đang lo âu với chuyện con mình thừa cân khá nhiều. Ổi có tác dụng chống béo phì cực kỳ tốt.

Ổi là món luôn được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích trong chế độ ăn kiêng, vì là món “quà vặt” ngon lành và tốt cho sức khỏe.

9. Cải thiện thị lực

Mặc dù, ổi không phả giàu Vitamin A như cà rốt, nhưng thức quả này vẫn luôn nằm trong ‘top’ những loại quả giàu vitamin A. Vitamin A giúp giữ cho đôi mắt của trẻ luôn trong tình trạng tốt cũng như giúp cải thiện thị lực của trẻ, nhất là những em bé đang bị “bao vây” bởi quá nhiều tivi, sách truyện, iPhone, iPad…

10. Hỗ trợ trẻ tiêu chảy

Do ổi chứa rất nhiều tác nhân làm se (hợp chất hóa học có xu hướng làm co rút các thành phần khác trong cơ thể) nên có tác dụng hỗ trợ đường ruột yếu ớt khi bị tiêu chảy.

Những tác nhân làm se này có tính kiềm tự nhiên và thêm chức năng kháng khuẩn, nhờ đó có tác dụng chữa tiêu chảy và ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật gây hại trong đường ruột.

Tuy nhiên, lưu ý là đừng lạm dụng. Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể ép ổi thành nước, cho trẻ uống từng chút (mỗi lần vài ngụm) suốt trong ngày.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Những sai lầm của mẹ khi chế biến đồ ăn cho trẻ

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng quyết định về dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé về chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên trong quá trình chế biến nhiều mẹ gặp phải một số sai lầm khiến các chất dinh dưỡng trong thức ăn bị mất. Vì vậy Bibo Mart xin chia sẻ một số sai lầm mẹ hay gặp. Nếu mẹ nào đăng mắc những sai lầm này thì cần sửa chữa ngay nhé!

1. Nấu cháo bằng gạo với nước lạnh.

Nấu cháo bằng gạo cùng nước lạnh là vô cùng phố biến, có tới 9/10 mẹ sử dụng cách làm này. Nhưng ít người biết, khi sử dụng nước lạnh để nấu cháo thì những hạt gạo sẽ bị trương lên, các chất dinh dinh dưỡng bị nở ra, tan vào nước.Vì vậy, mẹ hãy thay đổi cách sử dụng nước nấu cháo bằng nước nóng để giữ lại dinh dưỡng trong gạo, có nồi cháo cho bé thơm, dẻo và ngon miệng hơn.


2. Nấu một nồi cháo đun đi đun lại cả ngày.

Một nồi cháo nấu mất khá nhiều thời gian, trẻ lại ăn mỗi lần ít một nên khá nhiều bà nội trợ thường có thói quen sáng nấu một nồi cháo rồi đun đi đun lại cho con ăn cả ngày.

Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại, nên trước khi cho con ăn, mẹ nên đun sôi lại cháo để tiêu diệt những bào tử này.

Nhược điểm thứ 2 của cách làm này, đó là nếu mẹ đã nấu một nồi cháo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm cháo + thịt heo + rau mồng tơi + dầu ăn. Khi bạn hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa cùng một mùi vị.

Cách hợp lý nhất là người mẹ chỉ nên nấu một nồi cháo trắng vừa đủ cho con ăn 3 bữa trong ngày. Cứ trước khi đến giờ ăn thì lấy từ tủ lạnh ra một phần, đun lại cùng rau, thịt tươi mới.

3. Rửa thịt gà trong bồn rửa nhà bếp.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) cho thấy khoảng 50% các mẹ  thường làm sạch thịt gà sống trong bồn rửa nhà bếp. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình phát tán vi khuẩn gây bệnh. Bởi 30% thịt gia cầm có chứa salmonella và campylobacter, 2 loại vi khuẩn gây ra các bệnh đường ruột và bệnh tả.

4. Rã đông thịt bằng nước nóng.

Trẻ nhỏ mỗi lần ăn thường ăn rất ít thịt nên nhiều mẹ  thường có thói quen mua thịt về cất đông ăn dần. Đây là cách làm hiện đại, khoa học nhưng việc rã đông của một số mẹ thì lại hoàn toàn thiếu khoa học.

Khi mẹ rã đông thực phẩm bằng nước nóng, nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Mẹ có thể rã đông thịt an toàn bằng cách để chúng trong ngăn mát tủ lạnh, ngâm trong nước lạnh hoặc dùng lò vi sóng.

Lưu ý nếu rã đông bằng lò vi sóng, mẹ cần phải chế biến ngay hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh, nếu không vi khuẩn sẽ càng sinh sôi và phát triển.

5. Bảo quản cà chua trong tủ lạnh.

Có thể nhiều mẹ sẽ ngạc nhiên: Trong các loại rau củ, cà chua là loại thực phẩm mẹ không nên bảo quản trong tủ lạnh. Tương tự như cà chua, những loại quả có nhiều nước cũng nên hạn chế cho vào tủ lạnh. Những loại quả này nếu để lạnh thời gian dài sẽ xuất hiện các chấm đen, mềm nát và thay đổi hẳn mùi vị của nó. Cất giữ cà chua trong tủ lạnh chỉ làm nó dần dần héo đi và không còn tươi ngon. Tốt nhất mẹ nên để cà chua ở nơi mát và dùng nấu cháo cho bé trong ngày.

Trên đây là 5 sai lầm mẹ hay gặp phải, mẹ hãy lưu ý để cho bé những bữa ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng nhé! Mẹ có thể tham khảo sản phẩm máy xay thức ăn dặm tại Bibo Mart.

Theo Bibomart.com.vn

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Vì sao nên hạn chế dỗ dành trẻ bằng Smartphone

Các bậc phụ huynh nên dừng ngay việc dùng smartphone để dỗ con vì nó không những có lợi thì ít mà gây hại cho trẻ thì nhiều.

Tác hại khi mẹ dùng smartphone để dỗ con
Theo Báo điện tử Kiến thức, việc các bố, mẹ dùng iphone, ipad và các loại điện thoại thông minh để dỗ con sẽ để lại những hậu quả không nhỏ cho trẻ.

Những thiết bị kỹ thuật số như iphone, iPad, điện thoại thông minh không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của trẻ.

Các bé sử dụng hầu hết thời gian dán mắt vào màn hình iPad sẽ lười vận động, không thích đi ra ngoài để hít thở không khí trong lành.

Những thiết bị kỹ thuật số như iPad có thể giúp ích trong việc đọc sách điện tử nhưng chúng cũng có thể đưa đến sự xao lãng vì bị "cám dỗ" bởi những trò chơi điện tử trong đó. Thực tế, một đứa trẻ nghiện game hiếm khi đọc sách.


Nếu một đứa trẻ kết thân với những thiết bị tiện ích hoặc một anh hùng ảo trong các trò chơi điện tử, chúng sẽ không bao giờ hiểu được giá trị thực của mối liên đới ngoài đời thực.

Nhà tâm lý cho biết, những trẻ dùng nhiều iPhone, iPad phần lớn có trí tuệ, tư duy tốt nhưng đôi tay chỉ quen gạt, vuốt màn hình cảm ứng, không rèn được sự khéo léo nên sẽ bất lợi sau này.

Nhiều em không thể xúc ăn, không thể cầm bút và gặp khó khăn khi tới trường.

Hơn thế, khi suốt ngày chúi đầu vào máy móc, trẻ không giao tiếp, khả năng ngôn ngữ hạn chế, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, dễ hung tính.

Ngồi chơi với thiết bị số quá một tiếng trong ngày có thể gây tổn hại về thể chất, đó là sự mệt mỏi, căng thẳng, sự ảnh hưởng của tư thế ngồi với cột sống...
Dùng smartphone để dỗ con gây hại khôn lường cho sức khỏe của trẻ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi có quá nhiều thứ kích thích giác quan như âm nhạc lớn, tivi, hoặc internet có thể gây hại đến khả năng tập trung của trẻ.

Sự phiền nhiễu này có thể cũng ảnh hưởng xấu đến hành vi của các em. Vì thế, cha mẹ được khuyên nên tránh cho trẻ sử dụng những tiện ích này.

Các thiết bị thông minh luôn tràn ngập mọi thứ bao gồm chủ thể, phong cảnh, âm thanh, những cảnh vật trong thế giới ảo, âm thanh trong câu chuyện được kể, khiến trẻ không phải tưởng tượng thêm bất kỳ điều gì. Khi đó, não của chúng sẽ hoạt động ít hơn, do đó sự tưởng tượng của chúng sẽ giảm xuống.

Đa số các cha mẹ đều tin tưởng khi con đòi hỏi rằng nếu có thiết bị này thì con sẽ học tập tốt hơn, có điều kiện tiếp cận thông tin, kiến thức dễ dàng hơn, vừa học và vừa chơi hiệu quả hơn.

Tuy nhiên chỉ ngay sau đó một thời gian ngắn, khi mà con đã quá mê chơi với thiết bị số thì thật khó để giúp con quên đi ý muốn ham chơi, trở lại tập trung học tập. Phần lớn các trẻ có biểu hiện nghiện game, kém tập trung trong học tập, nhớ trước quên sau, giao tiếp ứng xử kém, thích sống cô độc và thậm chí là mắt bị cận thị hoặc loạn thị nặng.

Hạn chế tối đa dùng smartphone để dỗ con
Tuy các thiết bị số có nhiều tác hại khó kiểm soát nhưng đó vẫn là một công cụ cần thiết cho việc học tập của con nếu cha mẹ giúp trẻ có cái nhìn toàn diện về thiết bị này. Cha mẹ cần có định hướng phù hợp theo từng độ tuổi, khả năng tiếp cận và tính cách của con.

Cụ thể hơn là cha mẹ cần quản lý giờ học giờ chơi của con, quản lý các phần mềm ứng dụng trên thiết bị số và đều không thể thiếu là khuyến khích con chia sẻ những gì học được từ thiết bị số đó.

Làm được những điều này, cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm cho con tiếp cận với phương tiện học tập hiện đại này mà không phải quá lo ngại về những nguy cơ cũng như tác hại có thể xảy ra.

Để trẻ có được sự phát triển tốt cả tinh thần lẫn thể chất, những thiết bị thông minh như iPad cần được hạn chế. Trẻ em, đặc biệt là giai đoạn dưới 5 tuổi nên chú trong việc đọc sách (bao gồm cả sách truyện, truyện tranh) và tưởng tượng mọi thứ. Cha mẹ nên kiểm soát chặt chẽ, hạn chế cho các em dùng thiết bị thông minh.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

10 câu hỏi giúp kích thích tư duy của bé tốt hơn

Những câu hỏi sâu sắc có thể khuyến khích sự giao tiếp và giúp con phát triển tư duy tích cực. Dưới đây là 10 câu hỏi kích thích tư duy của bé và giúp bạn hiểu con hơn.

1. 5 từ nào tốt nhất để miêu tả bản thân con?

Câu hỏi này sẽ giúp con tìm hiểu về bản thân mình và cách người khác nghĩ về con. Đây là nền tảng tốt để con xác định được vị trí của mình trong cuộc sống, giúp con xây dựng hình ảnh cá nhân một cách đúng đắn.

2. Điều gì con thích làm mà khiến con vui nhất?

Một số đứa trẻ cho rằng trò chơi điện tử khiến chúng cảm thấy vui vẻ nhất. Các nghiên cứu gần đây cho thấy Game cũng có những tác dụng tốt đến tâm lí. Game thậm chí giúp vợ chồng thắm thiết hơn khi họ chơi điện tử cùng nhau.

Con nên dành nhiều thời gian cho những hoạt động đem lại cho con nhiều niềm vui nhất. Khuyến thích con theo đuổi những sở thích hay nghề nghiệp mà thực sự đem lại hạnh phúc cho con.


3. Điều gì là tuyệt vời nhất hay tồi tệ nhất mà con từng trải qua?

Con nên sớm biết rằng cuộc sống là sự pha trộn những trải nghiệm tốt đẹp và tồi tệ, giống như bầu trời có khi u ám có khi rực rỡ cầu vồng.

Tuy nhiên, bằng chính những trải nghiệm của bản thân, con sẽ nhận ra rằng những điều tồi tệ rồi cũng sẽ qua, còn có rất nhiều điều tốt đẹp ở phía trước.

Điều quan trọng hơn là bạn hãy hỏi con về cách con vượt qua những khoảng thời gian tồi tệ để thấy được sự tiến bộ hay những thiếu sót của con.

Qua những chia sẻ của con, bạn cũng sẽ biết cách giúp con vượt qua những khó khăn như thế nào.


4. Trong những điều được học, con nghĩ điều gì hữu ích nhất khi con trưởng thành?

Đây là câu hỏi nhắc nhở con rằng một ngày nào đó con sẽ thành người lớn nên con cần bắt đầu sống có mục đích, cần biết mình nên làm gì.

Khi con bạn hiểu được lợi ích của những kiến thức được học đối với tương lai của con, con sẽ có ý thức thúc đẩy bản thân làm những việc bổ ích như đọc sách, các hoạt động nghiên cứu và cả việc học.

5. Điều gì khiến con biết ơn nhất?

Câu hỏi này sẽ giúp con nhìn vào mặt tươi sáng của cuộc sống, dạy con trân trọng những điều dù nhỏ nhất. Bạn cũng có thể chỉ cho con mối tương quan mạnh mẽ giữa lòng biết ơn và sự hạnh phúc.

6. Con nghĩ cuộc sống của con trong tương lai sẽ như thế nào?

Bạn sẽ giúp con suy ngẫm để định hướng và lập kế hoạch cho tương lai. Đặt ra những câu hỏi xung quanh chủ đề này, bạn sẽ khám phá ra những mong ước của con và tìm cách giúp con phác họa cuộc sống tương lai.

7. Trong số những người bạn của con, con nghĩ mẹ sẽ muốn làm bạn với ai nhất?

Mối quan hệ bạn bè có tác động lớn đến suy nghĩ và thái độ của con. Bạn tốt hay bạn xấu  sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ tích cực hay tiêu cực. Câu hỏi này sẽ tìm ra trong số bạn bè, ai là người có ảnh hưởng nhất đến con.


8. Nếu sau này con trở nên nổi tiếng, con thích nổi tiếng vì điều gì?

Câu hỏi này giúp con suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của sự thành công. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi như Liệu cứ có nhiều tiền là thành công không? Con muốn mọi người nhớ đến con vì điều gì?

Khi con suy nghĩ để trả lời cho những câu hỏi này, bạn sẽ tìm ra các tính cách và hình mẫu mà con đang hướng tới. Đây là thông tin quan trọng để bạn đoán biết sự phát triển tính cách của con.

9. Nếu có thể, con sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Một khi con đủ lớn để nhận ra rằng mỗi ngày mới là cơ hội để tạo ra một sự thay đổi tích cực, hãy bắt đầu truyền cho con thói quen làm giảm những mệt mỏi và cải thiện mọi thứ theo cách riêng của mình vì tương lai của con và rộng hơn vì một thế giới tốt đẹp.

Con sẽ trở thành người hạnh phúc nhờ việc suy nghĩ rằng các vấn đề đều có thể vượt qua được và con sẽ là người giải quyết vấn đề hiệu quả.

10. Hôm nay con có thể giúp ai đó bằng cách nào?

Cuộc sống của chúng ta vẫn còn có những hoàn cảnh khổ đau, điều quan trọng là chúng ta hãy coi mình như người thân của những người khốn khổ và sẻ chia với họ. Hãy hỏi con câu hỏi này thường xuyên để gắn tinh thần bác ái vào cuộc sống hàng ngày của con.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Hướng dẫn tắm nắng cho bé đúng cách

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cơ thể tự sản xuất vitamin D, hay nói cách khác, vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da.

Tắm nắng rất tốt cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Bởi những thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, và kích hoạt da sinh vitamin D3 giúp tăng cường hai thành phần chính cấu tạo nên xương là canxi và phốt pho. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách tắm nắng cho trẻ.

Mẹo tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

- Thời điểm: Thời gian tắm nắng thích hợp phụ thuộc vào thời tiết từng mùa:

+ Mùa nóng: Nên tắm từ 6 - 8 giờ sáng, tùy thuộc vào khi trời nắng ít hay nhiều, sau 4 - 5 giờ chiều.

+ Mùa lạnh: Tắm từ 7 - 9 giờ sáng, sau 4 - 5 giờ chiều. Tuy nhiên vào mùa lạnh nên hạn chế tắm buổi sáng vì trẻ dễ mắc bệnh hô hấp.

- Thời điểm sáng sớm, tia hồng ngoại, cực tím yếu; còn sau 4-5 giờ chiều, thành phần x-quang trong tia cực tím nhiều, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hấp thụ can-xi, phốt pho, hỗ trợ phát triển xương.

- Không gian: Khi tắm nắng cho bé, cần chọn không gian thích hợp mới mang lại hiệu quả cao. Theo đó, bạn nên cho bé tắm nơi sạch sẽ, thoáng mát, nhiều ánh nắng mặt trời như sân, sân thượng… Tuyệt đối tránh nơi gió lùa. Nếu những ngày gió to, không ra ngoài, có thể tắm nắng cho bé bên cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để tránh cản trở tia tử ngoại chiếu vào da.


Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Sau khi sinh khoảng 10 ngày, trẻ bắt đầu có thể được tắm nắng. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải cho trẻ ra ngoài trời, bạn có thể cho bé tắm nắng buổi sớm bên cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để hấp thụ tốt nhất tia tử ngoại.

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, thời gian tắm nắng có thể từ 10-30 phút mỗi ngày. Những ngày đầu, mẹ có thể cho con tắm nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20, 30 phút cho những ngày tiếp theo.

Mỗi đợt tắm nắng của con chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên của sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.

Vào mùa lạnh, mẹ nên để con tắm nắng vào buổi chiều, tốt nhất là khoảng từ 3-5 giờ chiều. Vì buổi sáng thời tiết thường lạnh hơn, và bé dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp

Trẻ sơ sinh nào không nên tắm nắng?

Tắm nắng rất tốt cho bé, tuy nhiên, không phải bé nào cũng có thể cho tắm nắng vô tư. Đối với những trẻ đang điều trị các bệnh cấp tính; trẻ bị bệnh nội tiết như basedow, trẻ bị eczema, herpes; đang dùng kháng sinh nhóm Quinolon thì nhất thiết không được cho trẻ tắm nắng.

Những sai lầm cần tránh khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh
- Tránh tắm nắng cho trẻ nơi gió lộng. Cả mẹ và bé cùng tắm nắng để tạo cảm giác thân thương, gần gũi (nựng nịu, cho bé bú; đến thời điểm phát triển phù hợp, tập cho bé ngồi, đỡ tay cho bé đi, chơi đùa cùng bé…), giúp bé thích thú khi tắm nắng.

- Không nên cho con tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.

- Cởi hết quần áo: Nếu bạn đột ngột cởi bỏ hết hết quần áo của trẻ cùng một lúc sẽ làm trẻ dễ bị cảm lạnh, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Vì vậy, chỉ nơi cởi quần áo của bé từng phần một.

- Tuyệt đối tránh tắm từ 10h sáng đến 4 giờ chiều: Vì đây là thời điểm tia cực tím rất mạnh, dễ gây tổn thương đến da, sức khỏe của bé.

- Tắm nắng qua cửa kính: Kính sẽ cản trở ánh nắng chiếu trực tiếp vào da nên sẽ không có tác dụng.

- Tuyệt đối không để ánh nắng chiếu vào đầu, vào mặt, mắt trẻ: Vì có thể ảnh hưởng đến võng mạc, sức khỏe của bé.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Bà bầu có được đi xe giường nằm hay không ?

Bà bầu đi xe giường nằm được không phụ thuộc vào tình hình sức khỏe, giai đoạn mang thai và các yếu tố ngoại cảnh khác.


Bà bầu đi xe giường nằm được không?

Đối với phụ nữ mang thai việc đi lại, di chuyển xa luôn luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm. Tuy nhiên, trong những trường hợp bất đắc dĩ phải đi xa, các bà bầu vẫn thường lựa chọn xe ô tô giường nằm để di chuyển.

Về việc bà bầu đi xe giường nằm được không, các chuyên gia cho rằng bà bầu cần biết chắc thai nghén đang trong trạng thái bình thường hay không. Tuần thứ 14-24 là thời gian tốt nhất để bà bầu đi lại. Phụ nữ có thai ở 25-36 tuần không nên đi xa quá 500 km vì có thể gặp khó khăn về chăm sóc y tế nếu chẳng may xảy ra những sự cố như cao huyết áp, viêm tĩnh mạch, chuyển dạ sớm.



Cần tìm hiểu trước về chế độ bảo hiểm và dịch vụ y tế ở nơi sắp đến. Những sự cố có thể gặp: mỏi mệt, ợ nóng, khó tiêu, táo bón, xuất tiết âm đạo, chuột rút ở chân, tiểu rắt nhiều, trĩ. Nhưng dấu hiệu và triệu chứng cần được chăm sóc khẩn cấp là chảy máu âm đạo, có máu cục, đau bụng hay có cơn co tử cung, vỡ màng ối, phù nặng ở chi dưới, nhức đầu, rối loạn thị lực.

Bên cạnh các yếu tố trên, khi đi đường dài bằng xe giường nằm, bà bầu nên chọn cho mình vị trí hợp lý nhất:

Nên nằm ở giường dãy giữa tầng dưới, chọn giường nằm từ vị trí giường thứ 2 đến thứ 5, chọn giường tránh điều hòa quay thẳng vào người vì có thể bị khó chịu hay nhiễm lạnh.

Ngoài ra, bà bầu cần chọn hãng xe uy tín để hạn chế gặp phải các tình trạng “nhồi” khách, va chạm, phanh gấp.

Lưu ý khi bà bầu đi xe giường nằm

Dưới đây là một số lời khuyên cho bà bầu khi đi xe giường nằm:

- Theo đông y, trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng.

- Trước khi khởi hành, nên ngủ đủ giấc vào đêm trước, tránh ăn quá no hay để bụng đói, tốt nhất ăn các thức ăn dễ tiêu, vừa phải, trước giờ lên xe ít nhất 2 giờ

- Chọn chỗ ngồi thoáng mát, tránh xa mùi thuốc lá hay các mùi khó chịu.

- Mang theo nước và đồ ăn vặt, mỗi khi có cảm giác khó chịu, một chút nước hay quà bánh có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng.

- Tránh căng thẳng, luôn giữ nhịp tim và nhịp thở điều hòa.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Những thời điểm tuyệt đối không được cho bé tắm

Tắm cho con rất khó khăn bởi công việc này đòi hỏi người mẹ phải có kinh nghiệm, hiểu biết nhất định nếu không khi tắm sai cách, sai thời điểm sẽ khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, các mẹ nên tránh tắm cho con vào những thời điểm dưới đây để đẩm bảo sự an toàn cho trẻ.

Tắm cho con khi đang đói

Theo các chuyên gia sức khỏe thì khi đói con người ta có sự lưu thông máu kém, đặc biệt lượng đường trong máu là rất thấp.

Khi tắm sẽ đòi hỏi cơ thể mất đi 1 lượng năng lượng đáng kể. Khi đó, nó không thể đáp ứng như cầu đó khiến người bị chóng mặt, choáng váng, ngất hay thậm chí là đột quỵ.
Nguy hiểm nhất là những đối tượng trẻ em vì sức đề kháng và sức bền của trẻ yếu và hầu như là không có. Do đó, tắm cho con khi đói thực sự là một việc làm rất nguy hiểm mà mẹ Việt cần phải tránh.

Tắm khi trẻ vừa ăn xong

Ăn no là thời điểm rất nhạy cảm và cơ thể cần được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút để lượng thức ăn được tiêu hoá.

Nếu bạn tắm ngay cho con vào thời điểm đó sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ và ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá.

Vì khi tắm mạch máu giãn nở và lưu thông chạy ra ở bề mặt da, giảm lưu lượng máu ở hệ tiêu hóa làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn của bé gây chứng đầy hơi khó chịu.

Tắm khi con mệt mỏi

Nhiều người có ý niệm rằng con quấy khóc hay có biểu hiện mệt mỏi thì cho con tắm để trẻ nghịch nước cảm thấy sảng khoái và quên đi sự mệt mỏi. Nhưng điều này chỉ đúng với người lớn ở một số trường hợp.

Còn với trẻ thì ngược lại. Sức đề kháng của trẻ là rất thấp. Nếu bạn cho trẻ tắm vào thời điểm cơ thể bất ổn đồng nghĩa với việc lưu thông khí huyết giảm mạnh. Nếu tắm thời điểm này sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt và dễ bị cảm đột ngột.

Vì vậy, để giữ vệ sinh cho trẻ bạn chỉ cần lau người bằng khăn ấm và thay quần áo sạch cho trẻ là được.


Tắm cho con sau khi tiêm chủng về

Vết thương ở vị trí trích ngừa sẽ bị nhiễm khuẩn khi có nước vào khiến vùng da đó bị sưng đau, tấy đỏ, viêm nhiễm.

Do đó, thời điểm sau khi tiêm chủng về bạn không nên tắm cho trẻ mà chỉ nên rửa sạch người và thay quần áo thoáng mát, sạch sẽ là được.

Tắm cho con mà không có thảm chống trượt

Trẻ rất hiếu động và thường hay chạy nhảy, nghịch ngợm khi tắm. Nếu trong phòng tắm không có thảm chống trượt trong khi chân bé và nền nhà đều ướt thì điều gì sẽ xảy ra?

Việc bé gặp phải các trấn thương là điều xảy ra trong nháy mắt. Và không chỉ có bé mà bạn cũng rất có thể là nạn nhân của sự té ngã nếu sơ suất trong bước chân của mình.

Tắm khi con đang bị cảm, tiêu chảy

Khi bị cảm lạnh thì nhất quyết bạn nên tránh cho trẻ dùng nước, vì vậy việc tắm cho trẻ lúc này là vô cùng tối kỵ.

Trẻ bị tiêu chảy nếu di chuyển nhiều càng làm bé mệt mỏi, mất nước và tình trạng bệnh sẽ nặng hơn rất nhiều.

Cho con nằm điều hòa sau khi tắm

Sau khi tắm cơ thể của bé đã giảm đi một lượng nhiệt đáng kể. Do đó, nếu gặp điều hòa không khí mát sẽ khiến cơ thể trẻ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng xấu đến tim mạch và huyết áp dễ bị hắt hơi sổ mũi và bị cảm cúm.

Khi nào nên tắm cho trẻ?

Tắm cho trẻ trong trạng thái khỏe mạnh, không bí đói hay sau khi ăn quá no là tốt nhất. Nên tắm cho con trong phòng kín, nhiệt độ ấm áp có khăn lau người, choàng người đầy đủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Nên cho trẻ đi học bơi khi nào thì phù hợp ?

Học bơi lúc trẻ được 6-7 tuổi?

Nhiều người thường cho rằng trẻ 6-7 tuổi mới nên cho học bơi. Vì lúc này trẻ mới phát triển đủ về thể chất lẫn trí tuệ để có thể tiếp thu và thực hiện tốt những động tác bơi lội do giáo viên hướng dẫn.

Và thực tế, tất cả các em ở lứa tuổi này khi học bơi đều được dạy bơi ếch hoặc bơi trườn sấp (bơi sải). Nếu chỉ dạy hai kiểu bơi này, đúng là nên đợi tới 6-7 tuổi mới cho trẻ đi học bơi. Khó có thể học hai kiểu bơi này nếu thể chất và trí tuệ của trẻ chưa phát triển.


Cho bé bơi càng sớm càng tốt?

Tuy nhiên, theo các chuyên gia chăm sóc trẻ thì trẻ có thể học bơi ngay từ khi mới lọt lòng, thậm chí khi cuống rốn chưa rụng hẳn. Trẻ sơ sinh được học bơi rất sớm và các bé bơi thật mềm mại, uyển chuyển, mắt mở to, miệng cười tươi, sảng khoái mà không hề lo bị sặc nước.

Ở các nước, dịch vụ dạy trẻ sơ sinh bơi lội rất phát triển. Tại các lớp này, trẻ được học rất nhiều kỹ năng để rồi các bé có thể bơi chìm đầu trong nước, lúc mệt lật mình nằm thở trên lưng, rồi lại úp mình bơi tiếp cho tới khi tới bờ… Kiểu bơi của trẻ sơ sinh khác hẳn với kiểu bơi của trẻ 6-7 tuổi.

Bơi của trẻ sơ sinh là một kiểu bơi đặc thù được tạo hóa ban tặng, dựa trên rất nhiều phản xạ bơi lội bẩm sinh được di truyền từ động vật có vú. Ngay từ trong bụng mẹ, trẻ đã quen với các hoạt động bơi lội. Việc tập bơi sớm giúp cho các phản xạ bơi lội của bé không bị mất đi sau khi sinh ra.

Giáo trình dạy bơi cho bé khá sinh động. Bên cạnh các động tác cơ bản, cô giáo còn kết hợp âm nhạc trong bài dạy. Mỗi động tác lại gắn với bài hát cụ thể để tạo sự hứng thú, giảm nỗi sợ của bé. Mẹ và bé vừa hát vừa tập cũng là cách để tăng sự kết nối cho cả hai. Mỗi buổi học kéo dài 20 phút, ở bể bơi trong nhà với nhiệt độ nước ổn định, khoảng 31 độ và bài tập được nâng cao dần theo khả năng tiếp thu của từng bé.

Bơi sớm giúp trẻ phát triển thể chất và trí não

Các chuyên gia cho rằng một đứa trẻ sơ sinh càng tiếp xúc với nước sớm thì càng phát triển thể chất và trí não. Học bơi cũng giúp trẻ sơ sinh biết cách điều khiển sức lực, sự thăng bằng, phối hợp các bộ phận tay chân và tăng cường ý thức tập trung, độc lập.

Xem thêm sản phẩm đồ bơi cho bé tại Bibomart : http://bibomart.com.vn/do-boi-cua-be-c482.html