Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

10 lí do mà mẹ nên cho bé ăn ổi mỗi ngày

Ổi là thực phẩm rất thông dụng ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, đây là thức ăn ngon mà bổ dưỡng. Nhưng hầu hết các bà mẹ đều cho rằng ổi rất nóng và không nên cho con ăn ổi. Đó là một quan niệm sai lầm. Ổi có những công dụng kì diệu với sức khỏe người lớn cũng như trẻ em.


1. Cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ

Ổi là một trong những thức quả có lượng vitamin C khổng lồ, thậm chí nhiều gấp 4 lần quả cam. Đây có thể là thông tin khiến nhiều bà mẹ “ngã ngửa”. Tuy nhiên, đấy là sự thật.
Trong ổi chứa lượng vitamin C gấp 4 lần quả cam
Vitamin C có liên kết chặt chẽ với khả năng miễn dịch và bảo vệ trẻ chống lại nhiễm trùng cùng các mầm bệnh.



2. Trị táo bón

Ăn ổi không hề gây táo bón cho trẻ mà thậm chí còn trị táo bón. Ăn 1 quả ổi có thể đáp ứng 12% lượng chất xơ cơ thể trẻ cần trong một ngày. Ăn ổi hàng ngày đương nhiên giúp trẻ tăng chất xơ trong cơ thể và giảm táo bón hiệu quả.

3. Tốt cho não bộ trẻ

Ôi có chứa rất nhiều Axit Folic, vitamin B9 – những loại vitamin và khoáng chất hàng đầu giúp phát triển hệ thần kinh và bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi rối loạn thần kinh. Ngoài ra, viamin B3 và B6 có trong ổi còn giúp cải thiện lưu thông máu đến não và thư giãn các dây thần kinh của trẻ.

4. Giảm nguy cơ ung thư

Chất lycopene có trong ổi đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cơ thể kích hoạt phát triển ung thư. Có bằng chứng rõ ràng cho thấy dịch chiết từ ổi có thể ngăn ung thư tuyến tiền liệt ở bé trai và ung thư vú ở bé gái.

5. Tốt cho trẻ bị tiểu đường

Tác dụng chống bệnh tiểu đường của ổi đã được đề cập từ lâu trong y học Trung Quốc. Một nghiên cứu cho thấy, uống nước ép ổi giúp giảm đáng kể lượng đường huyết trong máu.


6. Bảo vệ tim

Nếu muốn chăm sóc cho hệ tim mạch của con thật tốt, đứng quên cho bé ăn ổi. Ổi giúp cải thiện sự cân bằng natri và kali trong cơ thể, giúp giảm mức cholesterol xấu rất hiệu quả.

7. Giúp trẻ thư giãn

Magiê có trong ổi giúp thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp. Với những em bé hay bị căng thẳng, quấy khóc, ăn ổi để thư giãn chắc chắn là một ý tưởng tốt.

8. Chống béo phì cho trẻ

Trẻ béo phì rất nên ăn ổi. Có lẽ đây là một “bí mật” rất đáng giá cho những mẹ đang lo âu với chuyện con mình thừa cân khá nhiều. Ổi có tác dụng chống béo phì cực kỳ tốt.

Ổi là món luôn được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích trong chế độ ăn kiêng, vì là món “quà vặt” ngon lành và tốt cho sức khỏe.

9. Cải thiện thị lực

Mặc dù, ổi không phả giàu Vitamin A như cà rốt, nhưng thức quả này vẫn luôn nằm trong ‘top’ những loại quả giàu vitamin A. Vitamin A giúp giữ cho đôi mắt của trẻ luôn trong tình trạng tốt cũng như giúp cải thiện thị lực của trẻ, nhất là những em bé đang bị “bao vây” bởi quá nhiều tivi, sách truyện, iPhone, iPad…

10. Hỗ trợ trẻ tiêu chảy

Do ổi chứa rất nhiều tác nhân làm se (hợp chất hóa học có xu hướng làm co rút các thành phần khác trong cơ thể) nên có tác dụng hỗ trợ đường ruột yếu ớt khi bị tiêu chảy.

Những tác nhân làm se này có tính kiềm tự nhiên và thêm chức năng kháng khuẩn, nhờ đó có tác dụng chữa tiêu chảy và ức chế sự tăng trưởng của các loại vi sinh vật gây hại trong đường ruột.

Tuy nhiên, lưu ý là đừng lạm dụng. Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể ép ổi thành nước, cho trẻ uống từng chút (mỗi lần vài ngụm) suốt trong ngày.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Những sai lầm của mẹ khi chế biến đồ ăn cho trẻ

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng quyết định về dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé về chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên trong quá trình chế biến nhiều mẹ gặp phải một số sai lầm khiến các chất dinh dưỡng trong thức ăn bị mất. Vì vậy Bibo Mart xin chia sẻ một số sai lầm mẹ hay gặp. Nếu mẹ nào đăng mắc những sai lầm này thì cần sửa chữa ngay nhé!

1. Nấu cháo bằng gạo với nước lạnh.

Nấu cháo bằng gạo cùng nước lạnh là vô cùng phố biến, có tới 9/10 mẹ sử dụng cách làm này. Nhưng ít người biết, khi sử dụng nước lạnh để nấu cháo thì những hạt gạo sẽ bị trương lên, các chất dinh dinh dưỡng bị nở ra, tan vào nước.Vì vậy, mẹ hãy thay đổi cách sử dụng nước nấu cháo bằng nước nóng để giữ lại dinh dưỡng trong gạo, có nồi cháo cho bé thơm, dẻo và ngon miệng hơn.


2. Nấu một nồi cháo đun đi đun lại cả ngày.

Một nồi cháo nấu mất khá nhiều thời gian, trẻ lại ăn mỗi lần ít một nên khá nhiều bà nội trợ thường có thói quen sáng nấu một nồi cháo rồi đun đi đun lại cho con ăn cả ngày.

Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại, nên trước khi cho con ăn, mẹ nên đun sôi lại cháo để tiêu diệt những bào tử này.

Nhược điểm thứ 2 của cách làm này, đó là nếu mẹ đã nấu một nồi cháo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm cháo + thịt heo + rau mồng tơi + dầu ăn. Khi bạn hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa cùng một mùi vị.

Cách hợp lý nhất là người mẹ chỉ nên nấu một nồi cháo trắng vừa đủ cho con ăn 3 bữa trong ngày. Cứ trước khi đến giờ ăn thì lấy từ tủ lạnh ra một phần, đun lại cùng rau, thịt tươi mới.

3. Rửa thịt gà trong bồn rửa nhà bếp.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) cho thấy khoảng 50% các mẹ  thường làm sạch thịt gà sống trong bồn rửa nhà bếp. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình phát tán vi khuẩn gây bệnh. Bởi 30% thịt gia cầm có chứa salmonella và campylobacter, 2 loại vi khuẩn gây ra các bệnh đường ruột và bệnh tả.

4. Rã đông thịt bằng nước nóng.

Trẻ nhỏ mỗi lần ăn thường ăn rất ít thịt nên nhiều mẹ  thường có thói quen mua thịt về cất đông ăn dần. Đây là cách làm hiện đại, khoa học nhưng việc rã đông của một số mẹ thì lại hoàn toàn thiếu khoa học.

Khi mẹ rã đông thực phẩm bằng nước nóng, nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Mẹ có thể rã đông thịt an toàn bằng cách để chúng trong ngăn mát tủ lạnh, ngâm trong nước lạnh hoặc dùng lò vi sóng.

Lưu ý nếu rã đông bằng lò vi sóng, mẹ cần phải chế biến ngay hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh, nếu không vi khuẩn sẽ càng sinh sôi và phát triển.

5. Bảo quản cà chua trong tủ lạnh.

Có thể nhiều mẹ sẽ ngạc nhiên: Trong các loại rau củ, cà chua là loại thực phẩm mẹ không nên bảo quản trong tủ lạnh. Tương tự như cà chua, những loại quả có nhiều nước cũng nên hạn chế cho vào tủ lạnh. Những loại quả này nếu để lạnh thời gian dài sẽ xuất hiện các chấm đen, mềm nát và thay đổi hẳn mùi vị của nó. Cất giữ cà chua trong tủ lạnh chỉ làm nó dần dần héo đi và không còn tươi ngon. Tốt nhất mẹ nên để cà chua ở nơi mát và dùng nấu cháo cho bé trong ngày.

Trên đây là 5 sai lầm mẹ hay gặp phải, mẹ hãy lưu ý để cho bé những bữa ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng nhé! Mẹ có thể tham khảo sản phẩm máy xay thức ăn dặm tại Bibo Mart.

Theo Bibomart.com.vn

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Vì sao nên hạn chế dỗ dành trẻ bằng Smartphone

Các bậc phụ huynh nên dừng ngay việc dùng smartphone để dỗ con vì nó không những có lợi thì ít mà gây hại cho trẻ thì nhiều.

Tác hại khi mẹ dùng smartphone để dỗ con
Theo Báo điện tử Kiến thức, việc các bố, mẹ dùng iphone, ipad và các loại điện thoại thông minh để dỗ con sẽ để lại những hậu quả không nhỏ cho trẻ.

Những thiết bị kỹ thuật số như iphone, iPad, điện thoại thông minh không mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của trẻ.

Các bé sử dụng hầu hết thời gian dán mắt vào màn hình iPad sẽ lười vận động, không thích đi ra ngoài để hít thở không khí trong lành.

Những thiết bị kỹ thuật số như iPad có thể giúp ích trong việc đọc sách điện tử nhưng chúng cũng có thể đưa đến sự xao lãng vì bị "cám dỗ" bởi những trò chơi điện tử trong đó. Thực tế, một đứa trẻ nghiện game hiếm khi đọc sách.


Nếu một đứa trẻ kết thân với những thiết bị tiện ích hoặc một anh hùng ảo trong các trò chơi điện tử, chúng sẽ không bao giờ hiểu được giá trị thực của mối liên đới ngoài đời thực.

Nhà tâm lý cho biết, những trẻ dùng nhiều iPhone, iPad phần lớn có trí tuệ, tư duy tốt nhưng đôi tay chỉ quen gạt, vuốt màn hình cảm ứng, không rèn được sự khéo léo nên sẽ bất lợi sau này.

Nhiều em không thể xúc ăn, không thể cầm bút và gặp khó khăn khi tới trường.

Hơn thế, khi suốt ngày chúi đầu vào máy móc, trẻ không giao tiếp, khả năng ngôn ngữ hạn chế, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, dễ hung tính.

Ngồi chơi với thiết bị số quá một tiếng trong ngày có thể gây tổn hại về thể chất, đó là sự mệt mỏi, căng thẳng, sự ảnh hưởng của tư thế ngồi với cột sống...
Dùng smartphone để dỗ con gây hại khôn lường cho sức khỏe của trẻ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi có quá nhiều thứ kích thích giác quan như âm nhạc lớn, tivi, hoặc internet có thể gây hại đến khả năng tập trung của trẻ.

Sự phiền nhiễu này có thể cũng ảnh hưởng xấu đến hành vi của các em. Vì thế, cha mẹ được khuyên nên tránh cho trẻ sử dụng những tiện ích này.

Các thiết bị thông minh luôn tràn ngập mọi thứ bao gồm chủ thể, phong cảnh, âm thanh, những cảnh vật trong thế giới ảo, âm thanh trong câu chuyện được kể, khiến trẻ không phải tưởng tượng thêm bất kỳ điều gì. Khi đó, não của chúng sẽ hoạt động ít hơn, do đó sự tưởng tượng của chúng sẽ giảm xuống.

Đa số các cha mẹ đều tin tưởng khi con đòi hỏi rằng nếu có thiết bị này thì con sẽ học tập tốt hơn, có điều kiện tiếp cận thông tin, kiến thức dễ dàng hơn, vừa học và vừa chơi hiệu quả hơn.

Tuy nhiên chỉ ngay sau đó một thời gian ngắn, khi mà con đã quá mê chơi với thiết bị số thì thật khó để giúp con quên đi ý muốn ham chơi, trở lại tập trung học tập. Phần lớn các trẻ có biểu hiện nghiện game, kém tập trung trong học tập, nhớ trước quên sau, giao tiếp ứng xử kém, thích sống cô độc và thậm chí là mắt bị cận thị hoặc loạn thị nặng.

Hạn chế tối đa dùng smartphone để dỗ con
Tuy các thiết bị số có nhiều tác hại khó kiểm soát nhưng đó vẫn là một công cụ cần thiết cho việc học tập của con nếu cha mẹ giúp trẻ có cái nhìn toàn diện về thiết bị này. Cha mẹ cần có định hướng phù hợp theo từng độ tuổi, khả năng tiếp cận và tính cách của con.

Cụ thể hơn là cha mẹ cần quản lý giờ học giờ chơi của con, quản lý các phần mềm ứng dụng trên thiết bị số và đều không thể thiếu là khuyến khích con chia sẻ những gì học được từ thiết bị số đó.

Làm được những điều này, cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm cho con tiếp cận với phương tiện học tập hiện đại này mà không phải quá lo ngại về những nguy cơ cũng như tác hại có thể xảy ra.

Để trẻ có được sự phát triển tốt cả tinh thần lẫn thể chất, những thiết bị thông minh như iPad cần được hạn chế. Trẻ em, đặc biệt là giai đoạn dưới 5 tuổi nên chú trong việc đọc sách (bao gồm cả sách truyện, truyện tranh) và tưởng tượng mọi thứ. Cha mẹ nên kiểm soát chặt chẽ, hạn chế cho các em dùng thiết bị thông minh.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

10 câu hỏi giúp kích thích tư duy của bé tốt hơn

Những câu hỏi sâu sắc có thể khuyến khích sự giao tiếp và giúp con phát triển tư duy tích cực. Dưới đây là 10 câu hỏi kích thích tư duy của bé và giúp bạn hiểu con hơn.

1. 5 từ nào tốt nhất để miêu tả bản thân con?

Câu hỏi này sẽ giúp con tìm hiểu về bản thân mình và cách người khác nghĩ về con. Đây là nền tảng tốt để con xác định được vị trí của mình trong cuộc sống, giúp con xây dựng hình ảnh cá nhân một cách đúng đắn.

2. Điều gì con thích làm mà khiến con vui nhất?

Một số đứa trẻ cho rằng trò chơi điện tử khiến chúng cảm thấy vui vẻ nhất. Các nghiên cứu gần đây cho thấy Game cũng có những tác dụng tốt đến tâm lí. Game thậm chí giúp vợ chồng thắm thiết hơn khi họ chơi điện tử cùng nhau.

Con nên dành nhiều thời gian cho những hoạt động đem lại cho con nhiều niềm vui nhất. Khuyến thích con theo đuổi những sở thích hay nghề nghiệp mà thực sự đem lại hạnh phúc cho con.


3. Điều gì là tuyệt vời nhất hay tồi tệ nhất mà con từng trải qua?

Con nên sớm biết rằng cuộc sống là sự pha trộn những trải nghiệm tốt đẹp và tồi tệ, giống như bầu trời có khi u ám có khi rực rỡ cầu vồng.

Tuy nhiên, bằng chính những trải nghiệm của bản thân, con sẽ nhận ra rằng những điều tồi tệ rồi cũng sẽ qua, còn có rất nhiều điều tốt đẹp ở phía trước.

Điều quan trọng hơn là bạn hãy hỏi con về cách con vượt qua những khoảng thời gian tồi tệ để thấy được sự tiến bộ hay những thiếu sót của con.

Qua những chia sẻ của con, bạn cũng sẽ biết cách giúp con vượt qua những khó khăn như thế nào.


4. Trong những điều được học, con nghĩ điều gì hữu ích nhất khi con trưởng thành?

Đây là câu hỏi nhắc nhở con rằng một ngày nào đó con sẽ thành người lớn nên con cần bắt đầu sống có mục đích, cần biết mình nên làm gì.

Khi con bạn hiểu được lợi ích của những kiến thức được học đối với tương lai của con, con sẽ có ý thức thúc đẩy bản thân làm những việc bổ ích như đọc sách, các hoạt động nghiên cứu và cả việc học.

5. Điều gì khiến con biết ơn nhất?

Câu hỏi này sẽ giúp con nhìn vào mặt tươi sáng của cuộc sống, dạy con trân trọng những điều dù nhỏ nhất. Bạn cũng có thể chỉ cho con mối tương quan mạnh mẽ giữa lòng biết ơn và sự hạnh phúc.

6. Con nghĩ cuộc sống của con trong tương lai sẽ như thế nào?

Bạn sẽ giúp con suy ngẫm để định hướng và lập kế hoạch cho tương lai. Đặt ra những câu hỏi xung quanh chủ đề này, bạn sẽ khám phá ra những mong ước của con và tìm cách giúp con phác họa cuộc sống tương lai.

7. Trong số những người bạn của con, con nghĩ mẹ sẽ muốn làm bạn với ai nhất?

Mối quan hệ bạn bè có tác động lớn đến suy nghĩ và thái độ của con. Bạn tốt hay bạn xấu  sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ tích cực hay tiêu cực. Câu hỏi này sẽ tìm ra trong số bạn bè, ai là người có ảnh hưởng nhất đến con.


8. Nếu sau này con trở nên nổi tiếng, con thích nổi tiếng vì điều gì?

Câu hỏi này giúp con suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của sự thành công. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi như Liệu cứ có nhiều tiền là thành công không? Con muốn mọi người nhớ đến con vì điều gì?

Khi con suy nghĩ để trả lời cho những câu hỏi này, bạn sẽ tìm ra các tính cách và hình mẫu mà con đang hướng tới. Đây là thông tin quan trọng để bạn đoán biết sự phát triển tính cách của con.

9. Nếu có thể, con sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Một khi con đủ lớn để nhận ra rằng mỗi ngày mới là cơ hội để tạo ra một sự thay đổi tích cực, hãy bắt đầu truyền cho con thói quen làm giảm những mệt mỏi và cải thiện mọi thứ theo cách riêng của mình vì tương lai của con và rộng hơn vì một thế giới tốt đẹp.

Con sẽ trở thành người hạnh phúc nhờ việc suy nghĩ rằng các vấn đề đều có thể vượt qua được và con sẽ là người giải quyết vấn đề hiệu quả.

10. Hôm nay con có thể giúp ai đó bằng cách nào?

Cuộc sống của chúng ta vẫn còn có những hoàn cảnh khổ đau, điều quan trọng là chúng ta hãy coi mình như người thân của những người khốn khổ và sẻ chia với họ. Hãy hỏi con câu hỏi này thường xuyên để gắn tinh thần bác ái vào cuộc sống hàng ngày của con.