Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Hướng dẫn tắm nắng cho bé đúng cách

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cơ thể tự sản xuất vitamin D, hay nói cách khác, vitamin D được tổng hợp khi tia cực tím của mặt trời chiếu vào da.

Tắm nắng rất tốt cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Bởi những thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, và kích hoạt da sinh vitamin D3 giúp tăng cường hai thành phần chính cấu tạo nên xương là canxi và phốt pho. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách tắm nắng cho trẻ.

Mẹo tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

- Thời điểm: Thời gian tắm nắng thích hợp phụ thuộc vào thời tiết từng mùa:

+ Mùa nóng: Nên tắm từ 6 - 8 giờ sáng, tùy thuộc vào khi trời nắng ít hay nhiều, sau 4 - 5 giờ chiều.

+ Mùa lạnh: Tắm từ 7 - 9 giờ sáng, sau 4 - 5 giờ chiều. Tuy nhiên vào mùa lạnh nên hạn chế tắm buổi sáng vì trẻ dễ mắc bệnh hô hấp.

- Thời điểm sáng sớm, tia hồng ngoại, cực tím yếu; còn sau 4-5 giờ chiều, thành phần x-quang trong tia cực tím nhiều, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hấp thụ can-xi, phốt pho, hỗ trợ phát triển xương.

- Không gian: Khi tắm nắng cho bé, cần chọn không gian thích hợp mới mang lại hiệu quả cao. Theo đó, bạn nên cho bé tắm nơi sạch sẽ, thoáng mát, nhiều ánh nắng mặt trời như sân, sân thượng… Tuyệt đối tránh nơi gió lùa. Nếu những ngày gió to, không ra ngoài, có thể tắm nắng cho bé bên cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để tránh cản trở tia tử ngoại chiếu vào da.


Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Sau khi sinh khoảng 10 ngày, trẻ bắt đầu có thể được tắm nắng. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải cho trẻ ra ngoài trời, bạn có thể cho bé tắm nắng buổi sớm bên cửa sổ nhưng cần mở cửa kính để hấp thụ tốt nhất tia tử ngoại.

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, thời gian tắm nắng có thể từ 10-30 phút mỗi ngày. Những ngày đầu, mẹ có thể cho con tắm nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20, 30 phút cho những ngày tiếp theo.

Mỗi đợt tắm nắng của con chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên của sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.

Vào mùa lạnh, mẹ nên để con tắm nắng vào buổi chiều, tốt nhất là khoảng từ 3-5 giờ chiều. Vì buổi sáng thời tiết thường lạnh hơn, và bé dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp

Trẻ sơ sinh nào không nên tắm nắng?

Tắm nắng rất tốt cho bé, tuy nhiên, không phải bé nào cũng có thể cho tắm nắng vô tư. Đối với những trẻ đang điều trị các bệnh cấp tính; trẻ bị bệnh nội tiết như basedow, trẻ bị eczema, herpes; đang dùng kháng sinh nhóm Quinolon thì nhất thiết không được cho trẻ tắm nắng.

Những sai lầm cần tránh khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh
- Tránh tắm nắng cho trẻ nơi gió lộng. Cả mẹ và bé cùng tắm nắng để tạo cảm giác thân thương, gần gũi (nựng nịu, cho bé bú; đến thời điểm phát triển phù hợp, tập cho bé ngồi, đỡ tay cho bé đi, chơi đùa cùng bé…), giúp bé thích thú khi tắm nắng.

- Không nên cho con tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.

- Cởi hết quần áo: Nếu bạn đột ngột cởi bỏ hết hết quần áo của trẻ cùng một lúc sẽ làm trẻ dễ bị cảm lạnh, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Vì vậy, chỉ nơi cởi quần áo của bé từng phần một.

- Tuyệt đối tránh tắm từ 10h sáng đến 4 giờ chiều: Vì đây là thời điểm tia cực tím rất mạnh, dễ gây tổn thương đến da, sức khỏe của bé.

- Tắm nắng qua cửa kính: Kính sẽ cản trở ánh nắng chiếu trực tiếp vào da nên sẽ không có tác dụng.

- Tuyệt đối không để ánh nắng chiếu vào đầu, vào mặt, mắt trẻ: Vì có thể ảnh hưởng đến võng mạc, sức khỏe của bé.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Bà bầu có được đi xe giường nằm hay không ?

Bà bầu đi xe giường nằm được không phụ thuộc vào tình hình sức khỏe, giai đoạn mang thai và các yếu tố ngoại cảnh khác.


Bà bầu đi xe giường nằm được không?

Đối với phụ nữ mang thai việc đi lại, di chuyển xa luôn luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm. Tuy nhiên, trong những trường hợp bất đắc dĩ phải đi xa, các bà bầu vẫn thường lựa chọn xe ô tô giường nằm để di chuyển.

Về việc bà bầu đi xe giường nằm được không, các chuyên gia cho rằng bà bầu cần biết chắc thai nghén đang trong trạng thái bình thường hay không. Tuần thứ 14-24 là thời gian tốt nhất để bà bầu đi lại. Phụ nữ có thai ở 25-36 tuần không nên đi xa quá 500 km vì có thể gặp khó khăn về chăm sóc y tế nếu chẳng may xảy ra những sự cố như cao huyết áp, viêm tĩnh mạch, chuyển dạ sớm.



Cần tìm hiểu trước về chế độ bảo hiểm và dịch vụ y tế ở nơi sắp đến. Những sự cố có thể gặp: mỏi mệt, ợ nóng, khó tiêu, táo bón, xuất tiết âm đạo, chuột rút ở chân, tiểu rắt nhiều, trĩ. Nhưng dấu hiệu và triệu chứng cần được chăm sóc khẩn cấp là chảy máu âm đạo, có máu cục, đau bụng hay có cơn co tử cung, vỡ màng ối, phù nặng ở chi dưới, nhức đầu, rối loạn thị lực.

Bên cạnh các yếu tố trên, khi đi đường dài bằng xe giường nằm, bà bầu nên chọn cho mình vị trí hợp lý nhất:

Nên nằm ở giường dãy giữa tầng dưới, chọn giường nằm từ vị trí giường thứ 2 đến thứ 5, chọn giường tránh điều hòa quay thẳng vào người vì có thể bị khó chịu hay nhiễm lạnh.

Ngoài ra, bà bầu cần chọn hãng xe uy tín để hạn chế gặp phải các tình trạng “nhồi” khách, va chạm, phanh gấp.

Lưu ý khi bà bầu đi xe giường nằm

Dưới đây là một số lời khuyên cho bà bầu khi đi xe giường nằm:

- Theo đông y, trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng.

- Trước khi khởi hành, nên ngủ đủ giấc vào đêm trước, tránh ăn quá no hay để bụng đói, tốt nhất ăn các thức ăn dễ tiêu, vừa phải, trước giờ lên xe ít nhất 2 giờ

- Chọn chỗ ngồi thoáng mát, tránh xa mùi thuốc lá hay các mùi khó chịu.

- Mang theo nước và đồ ăn vặt, mỗi khi có cảm giác khó chịu, một chút nước hay quà bánh có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng.

- Tránh căng thẳng, luôn giữ nhịp tim và nhịp thở điều hòa.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Những thời điểm tuyệt đối không được cho bé tắm

Tắm cho con rất khó khăn bởi công việc này đòi hỏi người mẹ phải có kinh nghiệm, hiểu biết nhất định nếu không khi tắm sai cách, sai thời điểm sẽ khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, các mẹ nên tránh tắm cho con vào những thời điểm dưới đây để đẩm bảo sự an toàn cho trẻ.

Tắm cho con khi đang đói

Theo các chuyên gia sức khỏe thì khi đói con người ta có sự lưu thông máu kém, đặc biệt lượng đường trong máu là rất thấp.

Khi tắm sẽ đòi hỏi cơ thể mất đi 1 lượng năng lượng đáng kể. Khi đó, nó không thể đáp ứng như cầu đó khiến người bị chóng mặt, choáng váng, ngất hay thậm chí là đột quỵ.
Nguy hiểm nhất là những đối tượng trẻ em vì sức đề kháng và sức bền của trẻ yếu và hầu như là không có. Do đó, tắm cho con khi đói thực sự là một việc làm rất nguy hiểm mà mẹ Việt cần phải tránh.

Tắm khi trẻ vừa ăn xong

Ăn no là thời điểm rất nhạy cảm và cơ thể cần được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút để lượng thức ăn được tiêu hoá.

Nếu bạn tắm ngay cho con vào thời điểm đó sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ và ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá.

Vì khi tắm mạch máu giãn nở và lưu thông chạy ra ở bề mặt da, giảm lưu lượng máu ở hệ tiêu hóa làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn của bé gây chứng đầy hơi khó chịu.

Tắm khi con mệt mỏi

Nhiều người có ý niệm rằng con quấy khóc hay có biểu hiện mệt mỏi thì cho con tắm để trẻ nghịch nước cảm thấy sảng khoái và quên đi sự mệt mỏi. Nhưng điều này chỉ đúng với người lớn ở một số trường hợp.

Còn với trẻ thì ngược lại. Sức đề kháng của trẻ là rất thấp. Nếu bạn cho trẻ tắm vào thời điểm cơ thể bất ổn đồng nghĩa với việc lưu thông khí huyết giảm mạnh. Nếu tắm thời điểm này sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt và dễ bị cảm đột ngột.

Vì vậy, để giữ vệ sinh cho trẻ bạn chỉ cần lau người bằng khăn ấm và thay quần áo sạch cho trẻ là được.


Tắm cho con sau khi tiêm chủng về

Vết thương ở vị trí trích ngừa sẽ bị nhiễm khuẩn khi có nước vào khiến vùng da đó bị sưng đau, tấy đỏ, viêm nhiễm.

Do đó, thời điểm sau khi tiêm chủng về bạn không nên tắm cho trẻ mà chỉ nên rửa sạch người và thay quần áo thoáng mát, sạch sẽ là được.

Tắm cho con mà không có thảm chống trượt

Trẻ rất hiếu động và thường hay chạy nhảy, nghịch ngợm khi tắm. Nếu trong phòng tắm không có thảm chống trượt trong khi chân bé và nền nhà đều ướt thì điều gì sẽ xảy ra?

Việc bé gặp phải các trấn thương là điều xảy ra trong nháy mắt. Và không chỉ có bé mà bạn cũng rất có thể là nạn nhân của sự té ngã nếu sơ suất trong bước chân của mình.

Tắm khi con đang bị cảm, tiêu chảy

Khi bị cảm lạnh thì nhất quyết bạn nên tránh cho trẻ dùng nước, vì vậy việc tắm cho trẻ lúc này là vô cùng tối kỵ.

Trẻ bị tiêu chảy nếu di chuyển nhiều càng làm bé mệt mỏi, mất nước và tình trạng bệnh sẽ nặng hơn rất nhiều.

Cho con nằm điều hòa sau khi tắm

Sau khi tắm cơ thể của bé đã giảm đi một lượng nhiệt đáng kể. Do đó, nếu gặp điều hòa không khí mát sẽ khiến cơ thể trẻ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng xấu đến tim mạch và huyết áp dễ bị hắt hơi sổ mũi và bị cảm cúm.

Khi nào nên tắm cho trẻ?

Tắm cho trẻ trong trạng thái khỏe mạnh, không bí đói hay sau khi ăn quá no là tốt nhất. Nên tắm cho con trong phòng kín, nhiệt độ ấm áp có khăn lau người, choàng người đầy đủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.